Lang thang 02: Kafê văn học tháng7

Cafe Văn học tháng 7 của Hội đồng Anh
‘PHÊ BÌNH VĂN HỌC TRÊN BÁO CHÍ- Lý tính và cảm tính?

Tại Kafe Zenta, Tp.HCM, lúc 19h00, ngày 6.7.2007

A. Chương trình
• Khai mạc (5 phút)
Graham Sutcliffe- Giám đốc nghệ thuật Hội đồng Anh phát biểu khai mạc, nhấn mạnh vào văn hoá đọc, đặc biệt ở Anh, về lượng sách khổng lồ 300 triệu cuốn, về Rowling và Harry Potter.
MC Lê Hoàng giới thiệu khách mời và nội dung của chương trình: gồm Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Thị Kim Cúc & Inrasara.
• Điểm sách (20-30 phút):
1. MC giới thiệu 2 tác phẩm của các tác giả đoạt giải thưởng lớn trong văn hoc Anh đã đc xuất bản tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Hiện đang có ở các hiệu sách.
Cuộc đời của Pi (Giải Booker 2002), tác giả: Yann Martel – dịch giả: Trịnh Lữ, Nxb.Văn học phối hợp với Cy. sách Nhã Nam.
Tác phẩm Khúc quanh của Dòng sông, tác giả: V.S. Naipaul (giải Nobel 2001) – dịch giả: Cao Việt Dũng, Nxb.Lao động, 2004.
Nguyệt Sa đọc bài viết của một nhà phê bình người Anh.

2. MC giới thiệu sơ bộ về từng nhà phê bình và mời họ lên thực hiện phần điểm sách. Mỗi nhà phê bình giới thiệu 1 đầu sách mới xuất bản ở Việt Nam trong thời gian gần đây, được họ cho là đáng chú ý. Thời gian không quá 5 phút/người. Phần này có thể nói lên được phong cách phê bình của mỗi người. Trình tự giấy tờ: Anh Inrasara – Chị Ngô Thị Kim Cúc – Anh Nguyễn Thanh Sơn.
Tọa đàm (1.5 giờ): gần 100 người dự thính.
Toạ đàm, trao đổi với khán giả xung quanh các vấn đề: Vai trò của phê bình văn học trên báo chí; hiện trạng phê bình văn học trên báo chí tại Việt Nam; làm thế nào phát triển phê bình trên báo chí. (Để buổi trao đổi giữ được tính năng động và hấp dẫn, đề nghị phát biểu ngắn, và không gộp nhiều vấn đề vào trong một lần phát biểu) MC cố gắng đưa ra các câu hỏi cho nhà phê bình, và cả câu hỏi cho khán giả (giao lưu nhiều hơn).

*
Phát biểu của Sara
Một nhà phê bình không thể quán xuyến tất cả các sáng tác đương đại. Nên, họ chỉ có thể chọn lựa một quan điểm thẩm mĩ nhất quán, để làm phê bình. Đáng sợ là một nhà phê bình không có tư tưởng; sợ hơn nữa là nhà phê bình nô lệ vào [hệ] tư tưởng.

1. Về Tác phẩm: Nhà phê bình xem tác phẩm đó có điều đáng nói không? Do đó, không nhất thiết phải chọn tác phẩm “hay”, hoặc nổi tiếng. Mà tác phẩm đó có đóng góp gì mới cho tiến trình văn học ở tương lai?

2. Về phê bình: Phê bình không thể không cảm tính hay diễn dịch. Nhưng làm sao nhà phê bình đừng sa lầy vào nó, để đừng biến bài phê bình thành tập hợp các phán quyết đầy chủ quan và tùy tiện.
Nhưng không vì thế mà nhà phê bình xa rời văn bản khi phân tích, nhất là tránh kể lể giai thoại chẳng dính gì đến đối tượng phê bình. Anh/chị ta nói điều cốt tủy của văn bản như là một điểm nhãn tác phẩm; nêu cái mới của tác phẩm trong đối sánh với sáng tác đương đại cùng thể loại/đề tài.
Bên cạnh dẫn chứng phong phú và lập luận thuyết phục, bài phê bình cần hay và lôi cuốn. Nhà phê bình tay nghề cao tránh tối đa việc sử dụng các hạn từ có sẵn, sẵn sàng sáng tạo từ/cụm từ mới phục vụ cho tư tưởng phê bình.

3. Người đọc:
Dù sao, một bài phê bình mức độ nào đó vẫn còn tùy thuộc vào tri thức mĩ học của người đọc và cả gu thưởng thức nữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *